“Pest control” là gì? Đây là một khái niệm có khá nhiều cách gọi tại Việt Nam. Phần lớn chúng ta thường gọi là “kiểm soát côn trùng”. Một số người thì gọi là “kiểm soát côn trùng & động vật gây hại” hay đơn giản là “kiểm soát động vật gây hại”. Chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm “pest control” bên dưới?
"Pests" hay Côn Trùng & Động Vật gây Hại là gì?
- Gây thương tổn (thương tích) cho con người, vật nuôi, cây trồng và vật dụng.
- Lây lan bệnh tật cho con người, vật nuôi và cây trồng.
- Gây khó chịu cho con người và vật nuôi.
Có Những loài "Pest" Hay Côn Trùng & Động Vật Gây Hại Nào?
Các loài “pest” bao gồm:
- Côn trùng, ví dụ: gián, mối, muỗi, rệp, …
- Các loài giống côn trùng, ví dụ: bọ ve, bọ chét và nhện.
- Các loài vi sinh vật, ví dụ: vi khuẩn, nấm, vi rút.
- Cỏ dại, là các loài cây, cỏ mọc ở các khu vực chúng ta không mong muốn.
- Động vật thân mềm, ví dụ: ốc sên, giun, …
- Động vật có xương sống, ví dụ: chuột, chim, cá, rắn, …
Hầu hết các sinh vật đều không phải là loài gây hại. Một số loài có thể chỉ gây hại trong một số trường hợp nhất định.
Khi nào cần kiểm soát côn trùng và động vật gây hại?
Bất cứ khi nào bạn đang cân nhắc xem có cần thiết phải có chương trình kiểm soát côn trùng hay sử dụng dịch vụ kiểm soát côn trùng hay không, hãy xem xét các yếu tố sau:
- Số lượng côn trùng và động vật gây hại tiện tại hoặc dự kiến sẽ gây thiệt hại nhiều hơn mức có thể chấp nhận.
- Sử dụng một chương trình kiểm soát phù hợp sẽ làm giảm số lượng côn trùng và động vật gây hại xuống mức có thể chấp nhận được.
- Mặc dù có thể hiện tại côn trùng và động vật gây hại không gây hại nhiều. Nhưng việc xây dựng một chương trình kiểm soát côn trùng và động vật gây hại hợp lý sẽ giúp tránh các rủi ro phát sinh trong tương lai.
Mục tiêu của chương trình kiểm soát côn trùng và động vật gây hại thường là như thế nào?
Mục tiêu của một chương trình kiểm soát côn trùng và động vật gây hại là giảm số lượng côn trùng và động vật gây hại xuống ngưỡng có thể chấp nhận được.
thiết lập Ngưỡng chấp nhận như thế nào?
Khi mật độ của một quần thể côn trùng và động vật gây hại vượt quá một ngưỡng nhất định thì bạn cần phải có hành động để ngăn chặn quần thể này phát triển, ngưỡng này được gọi là Ngưỡng chấp nhận. Các ngưỡng chấp nhận có thể được cân nhắc dựa vào các yếu tố như: tính thẩm mỹ, tính vệ sinh, tính kinh tế, …
Mỗi khu vực khác nhau thường sẽ có một ngưỡng chấp nhận khác nhau. Trong một số khu vực, chỉ cần xuất hiện 1 cá thể của loài gây hại nào đó cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, bạn có thể có thể đặt ngưỡng chấp nhận ở mức 0 đối với 1 loài gây hại cụ thể. Ví dụ: 01 con chuột xuất hiện trong nhà máy sản xuất thực phẩm bắt buộc phải có biện pháp hành động ngay.
phương Pháp kiểm soát côn trùng
Các phương pháp chỉ sử dụng hóa chất để kiểm soát loài gây hại sẽ mang hiệu quả rất kém do côn trùng và động vật gây hại có thể kháng thuốc và có thể làm hại đến các sinh vật không phải mục tiêu cần kiểm soát. Vì vậy bạn cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để giảm mật độ côn trùng và động vật gây hại cùng sự phá hoại của chúng về mức chấp nhận được. Các phương pháp kiểm soát kiểm soát côn trùng cần được sử dụng, bao gồm:
- Sinh học
- Vật lý
- Vệ sinh
- Hóa chất
Kiểm soát côn trùng bằng Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học liên quan đến việc sử dụng các loài thiên địch – ký sinh trùng, động vật ăn thịt và mầm bệnh. Bạn thể thực hiện bằng cách thả nhiều kẻ thù của loài đang gây hại vào khu vực cần kiểm soát. Tuy biện pháp này có một khoảng thời gian trễ để đạt hiệu quả, tuy nhiên trong điều kiện thích hợp, phương pháp này có thể giúp loại bỏ một số loài côn trùng và động vật gây hại.
Phương pháp sinh học cũng bao gồm việc sử dụng các chế phẩm sinh học như các chất ức chế sinh sản, sinh trưởng và pheromone.
Pheromone cũng hiệu quả trong việc giám sát mật đồ côn trùng và động vật gây hại. Ví dụ đặt một bẫy với chất dẫn dụ là pheromone của loài cần kiểm soát, dựa vào số lượng dính bẫy có thể ước tính được mật độ côn trùng tại khu vực đó.
Kiểm soát côn trùng bằng Phương pháp vật lý
Thiết bị, máy móc và các phương pháp như: bẫy, lưới chắn, hàng rào, bức xạ, điện, … được sử dụng để kiểm soát loài gây hại được gọi là các phương pháp vật lý.
Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm có thể làm thay đổi môi trường sống, đủ để ngăn chặn hoặc tiêu diệt một số loài côn trùng và động vật gây hại.
Kiểm soát côn trùng bằng Phương pháp vệ sinh
Các thực hành vệ sinh giúp ngăn ngừa một số loài côn trùng và động vật gây hại bằng cách loại bỏ chính bản thân loài gây hại hoặc nguồn thức ăn, nguồn nước và nơi trú ẩn của chúng. Cụ thể như là: tăng cường vệ sinh, loại bỏ các nơi trú ẩn và đổ rác thường xuyên.
Một hình thức khác giúp ngăn ngừa sự lây làn của côn trùng và động vật gây hại là kiểm tra các hàng hóa, máy móc, nguyên liệu, … đảm bảo chúng không bị nhiểm côn trùng và động vật gây hại trước khi được nhập hàng. Ngoài ra, thiết kế khu vực xử lý thực phẩm thích hợp có thể làm giảm khả năng tiếp cân và trú ẩn của nhiều loài côn trùng và động vật gây hại.
Kiểm soát côn trùng bằng Phương pháp Phương pháp hóa học
Hóa chất được sử dụng để tiêu diệt các loài côn trùng và động vật gây hại hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của chúng. Một số loại hóa chất có công dụng xua hoặc thu hút côn trùng gây hại. Sử dụng hóa chất là phương pháp nhanh nhất để kiểm soát loài gây hại. Trong nhiều trường hợp, đó là phương pháp xử lý hiệu quả nhất.