Các loại Côn Trùng Gây Hại

Giới thiệu

Theo nghĩa tiếng Việt thông thường, “côn trùng gây hại” hay “ sinh vật gây hại” thường dùng để chỉ các loài gây hại hoặc vật mang mầm bệnh quen thuộc, chẳng hạn như ruồi, rệp, bọ chét, muỗi … Tuy nhiên nhiều loài côn trùng có lợi như ong – chúng giúp thụ phấn cho cây.

Đặc điểm của côn trùng

Côn trùng thuộc lớp Insecta hoặc Hexapoda. Côn trùng có cơ thể phân đoạn, chân khớp và bộ xương ngoài . Côn trùng được phân biệt với các động vật chân đốt khác bởi cơ thể của chúng được chia thành ba vùng chính: (1) đầu – có các phần miệng, mắt và một cặp râu, (2) ngực có ba đoạn , thường có ba cặp chân (do đó gọi là “Hexapoda”) ở con trưởng thành và thường có một hoặc hai cặp cánh, và (3) bụng nhiều đốt, chứa các cơ quan tiêu hóa, bài tiết và sinh sản.

Vòng đời sinh trưởng của côn trùng

Tùy vào từng loài mà thời gian phát triển của chúng có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài năm.

Trứng: Là thời kỳ khởi đầu quá trình phát triển của côn trùng, hầu hết quá trình phát triển phôi thai đều diễn ra trong trứng Trứng có nhiều hình dạng. 

Sâu non: Được gọi là pha dinh dưỡng, chức năng sinh học của pha sâu non là ăn để tích lũy sinh lý, tăng kích thước cơ thể và xảy ra lột xác nhiều lần để  sinh trưởng (chuyển tuổi). Sâu non có nhiều hình thái khác nhau: Sâu non mầm chân, nhiều chân, ít chân và không chân.

Nhộng: Là pha phát triển có mặt ở nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. Pha này bất động (không có hoạt động dinh dưỡng). Trong thời kỳ này, toàn bộ cấu tạo của thời kỳ sâu non bị phân giải, tiêu biến, hình thành cấu tạo của pha trưởng thành. Nhộng có 3 dạng: dạng màng, nhộng trần và nhộng bọc. 

Trưởng thành: Là pha phát triển cuối cùng của một loài côn trùng, cơ thể có cấu tạo hoàn chỉnh, ổn định và tiêu biểu của loài, có dấu hiệu hình thái dể phân biệt đực và cái. Pha trưởng thành có chức năng là sinh sản.

Thức ăn của côn trùng chủ yếu là cây cỏ (thức ăn thực vật), các chất phế thải nông, công nghiệp và đời sống, không cạnh tranh lương thực với loài người.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến côn trùng gây hại: 

  • Ánh sáng: Ánh sáng có tác động mạnh mẽ tới đời sống côn trùng, trực tiếp quyết định hành vi hoạt động của côn trùng. Ánh sáng còn thu hút côn trùng nên do đó vào ban đêm côn trùng bay thường bay vào nhà hoặc những bóng đèn đường đang chiếu sáng:
  • Nhiệt độ: Côn trùng là động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khả năng thích ứng với nhiệt độ môi trường của côn trùng thay đổi tuỳ loài, nhưng nói chung thường giới hạn trong khoảng từ 5 đến 45oC. Do vậy một số loài thường xâm nhập vào bên trong nhà do có nhiệt độ tốt hơn môi trường bên ngoài.
  • Độ ẩm và lượng mưa: Mỗi loài côn trùng có một giới hạn độ ẩm thích hợp. Thông thường vào mùa mưa là mùa côn trùng bay nói riêng và côn trùng nói chung phát triển mạnh mẽ.
  • Gió: Có tác động lớn đến đời sống côn trùng đặc biệt là côn trùng bay do gió có thể giúp côn trung bay phát tán xa hơn. Ngoài ra gió còn ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ ẩm không khí.
  • Thưc ăn: Là yếu tố sinh thái có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu xa đến sự phân bố và phát sinh phát triển của côn trùng
  • Thiên địch: Khống chế số lượng côn trùng
  • Con người: Các hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng trực tiếp đến côn trùng về mặt môi trường, thức ăn, …